CÁC BỘ PHẬN XE MÁY VÀ ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ BẢO DƯỠNG XE ĐỊNH KỲ
09/06/23
Xe máy là phương tiện giao thông quen thuộc của đại đa số người dân. Tuy nhiên, các bộ phận của xe máy hoạt động và bảo dưỡng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Cùng tìm hiểu chi tiết các bộ phận của xe máy trong bài viết dưới đây, để kịp thời đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng khi cần thiết, bạn nhé!
1. Cấu tạo của xe máy bao gồm bộ phận nào?
Hầu hết các loại xe máy hiện nay đều có cấu tạo cơ bản với bộ phận chính như:
Khung sườn xe: Là “khung xương” vững chắc cho động cơ và hợp số, giúp bánh trước và sau giữ cân bằng tốt. Khung sườn xe được làm từ nhôm, thép hoặc các hợp kim cứng.
Phuộc xe: Nằm ở trên khung, kết nối với trục bánh xe trước.
Bộ phận giảm xóc: Nằm trên khung xe, được làm dạng lò xo có độ đàn hồi cao, hỗ trợ bánh xe bám đường tốt. Đồng thời, giúp xe giảm sức bật, tạo độ êm cho người lái xe.
Hệ thống truyền động: Bao gồm trục khuỷu và hộp số. Trong đó trục khuỷu giữ vai trò truyền lực đến bánh sau, giúp bánh xe quay. Còn hộp số từ 3 đến 4 cấp hỗ trợ người lái kiểm soát lực.
Hệ thống báo hiệu: Bao gồm đèn pha, đèn xi nhan, kèn xe, đèn chiếu sáng bảng điều khiển công tơ mét,… có tác dụng báo hiệu hoạt động xe, chiếu sáng.
Bánh xe: Trong các bộ phận của xe máy, bánh xe được làm từ nhôm hoặc thép với những sợi căm bên trong. Đồng thời, vỏ xe giúp giảm lực ma sát, giúp xe bám đường tốt.
Bánh xe là một trong các bộ phận của xe máy giữ vai trò giúp xe ma sát, di chuyển bám đường tốt, vận hành êm ái.
Động cơ xe máy: Bao gồm trục khuỷu, van xả, xi lanh, piston. Động cơ được hoạt động theo trình tự: đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu xăng và không khí, sau đó tạo áp suất cao đẩy lực lên piston, tiếp đến piston truyền lực đến trục khuỷu và cuối cùng trục khuỷu truyền lực đến thanh truyền và làm bánh xe chuyển động.
Ắc quy: Giữ nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho động cơ hoạt động và duy trì một số chức năng khác. Ở đa số các dòng xe moto, ắc quy nằm ở vị trí dưới chỗ ngồi.
Thắng xe: Bao gồm kẹp phanh, đĩa phanh, piston, trục bánh xe. Thắng xe có nhiệm vụ dừng hoạt động của bánh xe trước và sau.
Bánh xe (săm lốp): Có chức năng nâng đỡ khối lượng xe, tiếp xúc trực tiếp với mặt đường hỗ trợ vận hành, tăng giảm tốc độ, hoặc dừng xe.
Nhông xích đĩa: Giữ nhiệm vụ truyền lực kéo từ động cơ ra bánh bằng cơ cấu mắt xích và bánh răng, giúp xe chạy êm, trơn mượt.
Lọc gió: Đây là bộ phận giữ nhiệm vụ lọc sạch lượng khí đi vào buồng đốt, loại bỏ bụi bẩn, nhằm tăng cường hiệu suất đốt cháy nhiên liệu động cơ.
2. Các bộ phận xe máy quan trọng phải được bảo dưỡng thường xuyên
Để đảm bảo an toàn và tuổi thọ cho xe, người dùng nên bảo dưỡng thường xuyên các bộ phận của xe máy quan trọng:
2.1 Má phanh, dầu phanh
Má phanh bị bào mòn, hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận liên quan, thậm chí tăng nguy cơ gây tai nạn cho người lái. Dầu phanh cạn hoặc bị bẩn làm việc bóp phanh khó khăn hơn. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, người dùng nên bảo trì chi tiết này sau mỗi 15.000-20.000 km.
2.2 Săm (lốp) xe
Hoa văn trên lốp xe thể hiện mức độ mòn của lốp xe. Thông thường, nếu vá săm xe từ 3 lần trở lên hoặc sau 40.000km thì bạn nên thay săm mới để đảm bảo độ an toàn và tốc độ di chuyển của xe.
2.3 Dầu nhớt
Thay dầu nhớt đúng định kỳ giúp xe vận hành ổn định, kéo dài tuổi thọ. Nhà sản xuất khuyến cáo, người dùng nên thay dầu nhớt sau mỗi 2.000 – 3.000km/lần, hoặc sớm hơn nếu sử dụng xe nhiều, liên tục tải nặng.
Trong quá trình bảo dưỡng các bộ phận của xe máy không thể thiếu thay dầu nhớt xe định kỳ.
2.4 Dầu láp
Dầu láp còn được gọi là dầu hộp số, dầu cầu, nhớt hộp số,… Loại dầu này có nhiệm vụ bôi trơn giúp hệ thống bánh răng chuyển động trơn tru hơn. Bạn nên lưu ý thay dầu láp mỗi 4500-5000km, hoặc cứ 3 lần thay nhớt thì 1 lần thay dầu láp.
2.5 Dây cu-roa
Dây cu-roa xe tay ga có nhiệm vụ như xích tải của xe số, giúp truyền lực làm quay bánh xe sâu, giúp xe vận hành êm ái. Đây là bộ phận dễ bị mài mòn và cần được thay mới để đảm bảo an toàn cho người lái. Thông thường, sau mỗi 15.000km hoặc xuất hiện các dấu hiệu như phát ra âm thanh lạ, xe chạy yếu, bị giật, hao xăng, bạn nên bảo trì hoặc thay mới dây cu-roa.
2.6 Bugi
Thời gian sử dụng xe càng lâu càng khiến bugi dễ bị mòn và giảm khả năng đánh lửa, từ đó làm công suất động cơ giảm và tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn. Vì thế, bạn nên kiểm tra bugi thường xuyên, cụ thể là định kỳ sau 8.000 – 10.000km.
2.7 Nước làm mát
Trong các bộ phận của xe máy, dung dịch làm mát giúp động cơ hoạt động ổn định. Trường hợp nước làm mát bị biến chất trong thời gian sử dụng có thể làm giảm công suất động cơ, giảm hiệu quả làm mát và tuổi thọ của quạt làm mát. Do đó, người dùng nên kiểm tra và thay thế nước làm mát theo định kỳ.
2.8 Nhông sên dĩa
Sau khoảng 15.000km, hoặc nghe những âm thanh va vào hộp xích, bạn nên kiểm tra và thay mới nhông, xích, đĩa.
2.9 Lọc gió
Lọc gió bị bẩn là nguyên nhân làm xước piston, tăng tiêu hao nhiên liệu và ảnh hưởng đến các phụ tùng khác. Vì thế, xe càng chạy trong khu vực có không khí ô nhiễm thì càng nên thay lọc gió thường xuyên, cụ thể là hàng năm hoặc sau mỗi 10.000 – 16.000km.
Bảo trì và thay mới bộ lọc gió giúp xe máy giảm tiêu hao nhiên liệu tối đa và duy trì vận hành xe bền bỉ.
2.10 Dây đai
Dây đai hư hỏng không chỉ gây hại cho các bộ phận khác mà còn làm xe đột ngột dừng chạy, có thể gây nguy hiểm cho người lái. Do đó, bạn cần bảo dưỡng xe định kỳ mỗi 20.000km để đảm bảo an toàn sử dụng.
3. Bảo dưỡng các bộ phận của xe máy ở đâu?
Tùy vào hãng xe bạn đang sử dụng, cần có phương pháp bảo trì các bộ phận của xe tay ga, xe số khác nhau. Để đảm bảo xe được sửa chữa, bảo dưỡng đúng cách, chất lượng, bạn nên tìm đến trung tâm bảo hành chính hãng uy tín.
Đặc biệt với người dùng xe máy Yamaha, hãy đến đại lý Yamaha chính hãng (Yamaha Town 3S hoặc Yamaha 2S). Đại lý ủy quyền Yamaha Town Hoàng Cầu cung cấp đầy đủ các phụ kiện xe máy Yamaha độc quyền, cam kết hàng chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng.
Đồng thời, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe máy của Yamaha Town Hoàng Cầu với những ưu điểm nổi bật sau:
Cung cấp đầy đủ bộ phận xe máy chính hãng với mức giá được niêm yết rõ ràng.
Khách hàng được hưởng chế độ bảo hành dài nhất 3 năm/30.000km.
Đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, được cấp chứng chỉ YTA (chứng nhận tay nghề và trình độ đạt tiêu chuẩn Yamaha Toàn Cầu).
Phong cách phục vụ chuyên nghiệp và thường xuyên nhắc nhở khách hàng bảo dưỡng định kỳ các bộ phận của xe máy.